1.1 Khái niệm đánh giá rủi ro
Đánh giá rủi ro là quá trình tìm hiểu những rủi ro có khả năng sẽ xảy ra trong quá trình làm việc. Để từ đó định hướng và tìm ra những biện pháp hợp lý , kịp thời để khắc phục những rủi ro đó. Từ đó mọi hoạt động trong công việc sẽ trở nên dễ dàng hơn, an toàn hơn và hạn chế đến việc gây tại nạn cho con người cũng như gây ô nhiễm môi trường, hoặc làm hỏng tài sản của doanh nghiệp.
1.2. Có bao nhiêu loại rủi ro
Dựa vào các rủi ro, xếp mức độ rủi ro thành 3 hạng như sau:
1.3 Thời điểm nào đánh giá rủi ro
Trước khi bắt đầu làm việc nên tiến hành đánh giá rủi ro.
Ví dụ, Trong ngành hàng cơ khí, nhân viên chuyên đánh giá rủi ro cần phải đánh giá được sự an toàn của hệ thống máy móc. Nếu không có sự đánh giá tốt thì rất dễ gây ra tai nạn.
- Vậy điều gì sẽ xảy ra trong quá trình hàn , gò..
- Bình oxy để hàn có nổ không?
- Ống dẫn khí hàn có bị xỳ hơi hay không?
Và rất nhiều vấn đề khác cần phải đánh giá rủi ro.
1.4. Ai đi đánh giá rủi ro
Đối tượng tham gia đánh gái rủi ro là người phải có kinh nghiệm trong công việc mà mình sẽ tham gia đánh giá.
Thông thường để đánh giá rủi ro, cần phải có ít nhất từ 03 đến 05 thành viên tham gia vào nhóm.
Nhóm này cần có đầy đủ kiến thức và kinh nghiệm trong nhiều lĩnh vực như: cơ khí , hóa chất , y tế, điện…Đây là những ngành nghề có khả năng xảy ra tai nạn lao động rất cao. Do đó, cần phải đánh giá rủi ro kịp thời và chính xác để hạn chế tai nạn lao động.
Thời điểm nào đánh giá rủi ro và đối tượng đánh giá rủi ro
1.5. Những đối tượng cần phải đánh giá rủi ro
Và còn nhiều nhà máy khác.
2.1 Nhận diện mối nguy
Khi bạn làm việc hàng ngày tại cơ quan, bạn thường có thói quen bỏ qua một số mối nguy hiểm mà bạn không ngờ đến. Vì vậy một số hoạt động sau đây có thể giúp bạn xác định những mối nguy đó
Quan sát xung quanh khu vực mà mình làm việc và tìm kiếm những gì mà bạn có thể cho rằng nó sẽ gây ra mất an toàn cho bạn
• Yêu cầu người quản lý bạn hoặc cán bộ an toàn phụ trách khu vực mà bạn đang làm việc, nói lên những quan điểm của bạn về các mối nguy tại nơi bạn đang làm. Điều này sẽ làm cho những mối nguy dễ dàng kiểm soát hơn, đồng thời những lo lắng của bạn cũng dễ dàng được giải thích rõ ràng hơn.
Ví dụ: Bạn đang làm việc trong một công ty sản xuất và đóng tàu , thường xuyên tiếp xúc với nhiều vật liệu dễ cháy nổ như: bình oxy , que hàn…thì trước khi tiến hành công việc bạn nên quan sát và nhận diện mối nguy trước khi tiến hành công việc hoặc là nên nhờ đến sự can thiệp của các bộ an toàn lao động để nhận diện mối nguy này. Bởi vì sao, bởi vì nhận diện mối nguy ngay từ lúc đầu thì quá trình làm việc sẽ trở nên an toàn hơn.
2.2: Ai là người có thể bị tổn thương và mức độ tổn thương như thế nào?
Để có thể kiểm soát tốt những rủi ro có thể xảy ra, chúng ta cần phải xác định rõ ràng đối tượng hay một người nào đó sẽ bị tổn thương. Thông qua cách này chúng ta sẽ dễ dàng kiểm soát những rủi ro có thể tạo ra trong quá trình làm việc.
Tuy nhiên, khi bạn làm như thế không đồng nghĩa với việc bạn sẽ đưa hết tên những đối tượng này vào trạng thải sẽ kiểm soát. Bạn chỉ xác định các nhóm làm việc bị ảnh hưởng hoặc các nhóm có khả năng bị ảnh hưởng khi làm việc
Những đối tượng có khả năng bị tổn thương.
Đó là những dạng công nhân đang làm việc tại nhà máy, khu công nghiệp như: lao động mới tuyển và trẻ, hoặc bà mẹ mới sinh hoặc đang mang thai…hoặc đó là những khách đến tham quan dự án , nhà thầu dự án , hoặc những công nhân phụ trách bảo trì…đều là những đối tượng dễ bị tổn thương.
Ai là người có thể bị tổn thương và mức độ tổn thương như thế nào
2.3: Đánh giá các rủi ro và đề ra các biện pháp phòng ngừa
Khi phát hiện được những mối nguy này trước và trong khi làm việc, việc đầu tiên mà những cán bộ phụ trách việc này cần làm đó là: dừng công việc của công nhân lại, xem những mối nguy này có nguy hiểm không và cần kiểm tra hết sức cẩn thận. Nếu những mối nguy này quá nhỏ hoặc khả năng không gây ra những rủi ro gì thì cho công nhân làm việc bình thường trở lại.
Còn ngược lại, nếu như phát hiện ra những mối nguy quá lớn và khả năng sẽ xảy ra những rủi ro. Thì cán bộ phụ trách sẽ được phép tạm dừng công việc tại đó để kiểm tra, giám sát kỹ càng. Đồng thời bộ phận phòng ban chịu trách nhiệm sẽ phải đánh giá rủi ro một cách chính xác và đề ra được các biện pháp phòng ngừa, nhằm đảm bảo an toàn cho người lao động.